Ba điểm khác biệt lớn nhất của IFRS 15 so với các chuẩn mực ghi nhận doanh thu cũ
IFRS 15 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15) và ASC 606 ( Bộ chuẩn mực kế toán của Hoa Kỳ số 606) với tên gọi ‘Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng’ ra đời là kết quả của sự phối hợp giữa Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Hoa Kỳ (FASB) và Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Lý do dẫn đến sự ra đời các chuẩn mực này là do trước đó đã có rất nhiều chuẩn mực ghi nhận doanh thu cùng tồn tại bao gồm 180 tài liệu về doanh thu trong GAAP (Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại US) và các chuẩn mưc IAS 11, IAS 18 và IFRIC 13 trong IFRS, điều này đã dẫn đến sự không nhất quán khi hạch toán các khoản doanh thu từ hợp đồng. Một lý do khác nữa là nhằm cho ra đời các chuẩn mực kế toán chất lượng cao trên toàn cầu – đó là mục tiêu cuối cùng của ISAB. Các chuẩn mực được ban hành vào tháng 5/2014 và đã được áp dụng thực hiện bắt đầu từ đầu năm 2018.
Ba điểm khác nhau quan trọng giữa IFRS 15/ASC 606 và những chuẩn mực ghi nhận doanh thu trước đó sẽ được trình bày dưới đây nhằm giúp các kế toán viên, kiểm toán viên và những người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và thực hiện được chuẩn mực mới này.
- Một khuôn khổ với nhiều ước tính và phán đoán.
Như đã nói ở trên, việc sử dụng các chuẩn mực khác nhau đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh sự không nhất quán giữa các báo cáo tài chính được phát hành, ảnh hưởng đến mục tiêu tạo ra các báo cáo tài chính có thể so sánh được với nhau. Do vậy, chuẩn mực mới đã được ra đời nhưng với khá nhiều ước tính và phán đoán trong đó.
IFRS 15/ASC 606 là một chuẩn mực dựa trên mục tiêu, có nghĩa là các đơn vị báo cáo có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp khác nhau dựa trên các nguyên tắc và mục tiêu của chuẩn mực. Đơn vị báo cáo phải xác định những phương pháp nào đưa ra được thông tin hữu ích và phù hợp nhất cho đơn vị mình và những người sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài của họ.
Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã tạo ra 16 lực lượng đặc nhiệm trong ngành để hướng dẫn thực hiện ghi nhận doanh thu thông qua một cuộc thảo luận của Nhóm quá độ chính sách về ghi nhân doanh thu theo chuẩn mực mới của hai Hội đồng trên (TRG) (Nhóm này sẽ thông báo cho hai Hội đồng về những vấn đề thực hiện có thể phát sinh khi các đơn vị thực hiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực mới). Mặc dù các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm AICPA và TRG là không có thẩm quyền nhưng các kế toán viên và kiểm toán viên có thể được có được những lời tư vấn hữu ích từ cuộc thảo luận này trong việc đưa ra các phán đoán và ước tính.
- Công bố chi tiết
Các yêu cầu công bố chi tiết của chuẩn mực IFRS 15/ASC 606 phát sinh một phần là do các cơ quan quản lý và các thành viên Ban giám đốc cho rằng các báo cáo tài chính hiện tại đang trình bày không đầy đủ các thông tin về doanh thu và bởi vì bản chất của chuẩn mực ghi nhận doanh thu mới yêu cầu nhiều phán đoán và ước tính hơn. Do vậy, cần có những hướng dẫn mới để đưa ra các yêu cầu công bố chi tiết hơn liên quan đến việc ghi nhận doanh thu.
Chuẩn mực mới quy định rằng các báo cáo tài chính phải công bố đầy đủ thông tin chi tiết để giúp người sử dụng hiểu về bản chất, số lượng, thời gian và tính không chắc chắn của dòng tiền và doanh thu liên quan đến các hợp đồng với khách hàng. Những thông tin chi tiết về hợp đồng, các phán đoán quan trọng, bất kỳ những thay đổi trong phán đoán cũng như các tài sản liên quan đến chi phí hợp đồng phải được công bố rõ ràng.
- Từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến bảng cân đối kế toán
Theo GAAP hiện tại, đơn vị ghi nhận doanh thu khi đơn vị thu được tiền hoặc có khả năng thu được tiền trong tương lai. Phương pháp này tập trung vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc cốt lõi của IFRS 15/ASC 606 là “…ghi nhận doanh thu để mô tả việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng với một số lượng phản ánh giá trị mà đơn vị dự kiến sẽ được hưởng khi trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ này.” Vì vậy, theo chuẩn mực ghi nhận mới, trọng tâm thay đổi từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sang bảng cân đối kế toán. Như đã nói ở trên, doanh thu nên thể hiện sự chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ. Vì vậy, các đơn vị sẽ cần có những thay đổi nhất định trong bảng cân đối kế toán của họ theo chuẩn mực ghi nhận doanh thu mới: chuyển một số tài sản ra khỏi bảng cân đối kế toán, hoặc hoàn thành các nghĩa vụ để ghi nhận doanh thu, sẽ yêu cầu đơn vị tạo ra các tài sản mới hoặc các khoản nợ phải trả.