Tổn Thất Của Lợi Thế Thương Mại
Sau khi chuẩn mực IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh được sửa đổi vào tháng 1/2008, có 2 cách để đo lường lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua lại công ty con và mỗi cách có quy trình xác định giá trị bị giảm khác nhau mặc dù chênh lệch này rất nhỏ.
Bài viết này thảo luận và trình bày cả hai cách đo lường lợi thế thương mại sau khi mua lại công ty con, và cách thức đo lường của từng phương pháp theo đánh giá giảm giá trị lợi thế thương mại.
Làm thế nào để XÁC ĐỊNH lợi thế thương mại
Giá trị lợi thế thương mại theo cách truyền thống khi mua lại công ty con là phần dôi ra của giá trị hợp lý của giá mua mà công ty mẹ đã đưa ra với phần giá trị hợp lý của tài sản thuần thu được. Phương pháp này có thể được gọi là phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ. Nó chỉ xác định giá trị lợi thế thương mại dành cho công ty mẹ.
Một phương pháp mới để đo lường lợi thế thương mại khi mua lại công ty con là so sánh giá trị hợp lý của toàn bộ công ty con (được thể hiện bằng giá trị hợp lý của giá mua được đưa ra bởi công ty mẹ và giá trị hợp lý của các cổ đông không nắm quyền kiểm soát) với giá trị hợp lý của tài sản ròng của công ty con được mua. Phương pháp này có thể được gọi là phương pháp xác định lợi thế thương mại toàn bộ. Theo đó, phương pháp này xác định lợi thế thương mại liên quan đến toàn bộ công ty con, tức là lợi thế thương mại được xác định cho cả công ty mẹ và cả các cổ đông không nắm quyền kiểm soát (NCI).
Xem xét một số tình huống xác định lợi thế thương mại
Borough mua lại 80% cổ phần của High với giá 500 đô la Mỹ. Giá trị hợp lý của tài sản ròng của Borough vào thời điểm đó là 400 đô la Mỹ. Giá trị hợp lý của NCI tại thời điểm đó (tức là giá trị hợp lý của cổ phiếu của High mà không được Borough mua) là 100 đô la Mỹ.
Yêu cầu
- Tính lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua lại High trên cơ sở hợp nhất theo tỷ lệ.
2. Tính lợi thế thương mại gộp phát sinh từ việc mua lại High, sử dụng giá trị hợp lý của NCI.
Lời giải
- Lợi thế thương mại sử dụng phương pháp tỷ lệ được tính bằng cách khớp giá mua mà công ty mẹ đưa ra với cổ phần của công ty mẹ trên giá trị tài sản ròng của công ty con để tính ra được giá trị lợi thế thương mại xác định cho công ty mẹ.
Chi phí đầu tư của công ty mẹ | $500 | ||
Trừ đi phần giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con | (80% x $400) | ($320) | |
Lợi thế thương mại xác định cho công ty mẹ | $180 |
- Giá trị hợp lý theo phương pháp toàn bộ được tính bằng cách khớp giá trị hợp lý của toàn bộ hoạt động kinh doanh với toàn bộ giá trị hợp lý của tài sản ròng của công ty con để tính ra toàn bộ lợi thế thương mại của công ty con xác định cho công ty mẹ và NCI
Chi phí đầu tư của công ty mẹ | $500 | ||
Giá trị hợp lý của NCI | $100 | ||
Trừ đi giá trị hợp lý của tài sản ròng của công ty con | (100% x $400) | ($400) | |
Giá trị lợi thế thương mại | $200 |
Với giá trị lợi thế thương mại là 200 đô la Mỹ và lợi thế thương mại của công ty mẹ là 180 đô la Mỹ thì lợi thế của NCI là 20 đô la Mỹ.
Trong những ví dụ trên, lợi thế thương mại được xem là phần phụ trội phát sinh khi mua lại. Lợi thế thương mại này mang giá trị dương và được hạch toán như là một tài sản vô hình trong các báo cáo của tập đoàn, và như chúng ta biết, giá trị này sẽ phải trải qua các cuộc đánh giá suy giảm giá trị hàng năm.
Trong trường hợp mua giá rẻ, nghĩa là xuất hiện lợi thế thương mại âm, khi đó khoản này được coi là một khoản thu nhập và được ghi nhận ngay trong báo cáo thu nhập.
Các nguyên tắc cơ bản của ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM GIÁ TRỊ
Tài sản bị suy giảm giá trị khi giá trị sổ sách của nó vượt quá giá trị có thể thu hồi. Trong đó, giá trị có thể thu hồi được xác định là phần cao hơn của giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng; trong đó giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai.
Công việc đánh giá suy giảm giá trị được trình bày dưới đây:
Đây là giá trị sổ sách ròng, tức là giá trị của tài sản được ghi nhận trong các báo cáo tài chính ở thời điểm hiện tại.
Xem xét MỘT VÍ DỤ VỀ đánh giá SUY giảm giá trị
Một công ty có một tài sản với giá trị sổ sách là 800 đô la Mỹ. Tài sản này không được đánh giá lại và sẽ phải trải qua một cuộc đánh giá suy giảm giá trị. Nếu tài sản được bán thì sẽ bán với giá 610 đô la Mỹ và chi phí bán hàng liên quan là 10 đô la Mỹ. (Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản là 600 đô la Mỹ). Ước tính giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai sẽ được tạo ra bởi tài sản nếu nó được giữ là 750 đô la Mỹ. (Đây là giá trị sử dụng tài sản.)
Yêu cầu
Xác định kết quả đánh giá suy giảm giá trị.
Lời giải
Tài sản bị suy giảm giá trị khi giá trị sổ sách của nó vượt quá giá trị có thể thu hồi, trong đó giá trị thu hồi cao hơn giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng. Trong trường hợp này, với giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng chỉ bằng 600 đô la Mỹ và giá trị sử dụng 750 đô la Mỹ, việc lựa chọn giá trị và phải tuân thủ quy tắc vừa để giảm thiểu thiệt hại, do đó số tiền có thể thu hồi sẽ là giá trị cao hơn của hai giá trị, tức là 750 đô la Mỹ.
Đánh giá suy giảm giá trị
Giá trị sổ sách của tài sản | $800 | |
Giá trị có thể thu hồi | ($750) | |
Lỗ suy giảm giá trị | $50 |
Khoản lỗ suy giảm giá trị này phải được ghi nhận giảm tài sản. Trong trường hợp giá trị có thể thu hồi vượt quá giá trị thu hồi được thì sẽ không có khoản lỗ nào được ghi nhận cũng như không có lãi giảm giá trị nào, vì vậy, không có bút toán kế toán nào phát sinh.
Do tài sản chưa bao giờ được định giá lại nên khoản lỗ phải được tính vào thu nhập. Các khoản lỗ giảm giá trị là chi phí không bằng tiền, như khấu hao, do đó trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ các khoản này sẽ được cộng lại khi đối chiếu lợi nhuận hoạt động với số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, giống như khấu hao.
Tài sản thường bị đánh giá suy giảm giá trị chỉ khi có các biểu hiện giảm giá trị. IAS 36, Giảm giá trị tài sản đưa ra các ví dụ về các tình huống có thể dẫn đến giảm giá trị tài sản.
Yếu tố bên ngoài
- giá trị thị trường sụt giảm
- những thay đổi tiêu cực về công nghệ, thị trường, nền kinh tế, hoặc luật pháp
- lãi suất thị trường tăng lên
- giá cổ phiếu công ty dưới giá trị sổ sách
Yếu tố bên trong
- tài sản bị lạc hậu hoặc hư hại
- tài sản thuộc diện bị tái cơ cấu hoặc được nắm giữ để thanh lý
- kết quả hoạt động sản xuất tồi tệ hơn dự kiến
Phần 2
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢM GIÁ TRỊ
Tài sản là lợi thế thương mại không tồn tại trong các công ty riêng lẻ mà thay vào đó nó được hình thành trong báo cáo của các tập đoàn bởi vì nó không thể tách rời với tài sản ròng của công ty con được mua.
Vì vậy, việc đánh giá suy giảm giá trị của lợi thế thương mại diễn ra ở cấp độ đơn vị tạo tiền, nghĩa là một tập hợp các tài sản cùng tạo ra một dòng tiền độc lập. Đơn vị tạo tiền thường được giả định là công ty con. Theo cách này, khi tiến hành đánh giá giảm giá trị, giá trị sổ sách sẽ là giá trị của tài sản ròng và lợi thế thương mại của công ty con được so sánh với giá trị có thể thu hồi của công ty con.
Khi muốn phân bổ khoản lỗ suy giảm giá trị vào các tài sản cụ thể trong phạm vi đơn vị tạo tiền, trừ khi có tài sản bị giảm giá trị cụ thể, lợi thế thương mại sẽ được ghi giảm đầu tiên, sau đó số dư còn lại sẽ được phân bổ trên cơ sở tỷ lệ.
Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua lại công ty con sẽ phải chịu sự đánh giá giảm giá trị hàng năm. Yêu cầu này để đảm bảo rằng lợi thế thương mại sẽ không bị phóng đại trong báo cáo tập đoàn. Lợi thế thương mại là một tài sản đặc biệt vì không thể định giá lại vì thế bất kỳ khoản lỗ nào sẽ được tự động tính vào thu nhập. Lợi thế thương mại không được coi là được sử dụng một cách có hệ thống hoặc bị hao mòn do đó không có yêu cầu đối với khấu hao tài sản này.
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI TƯƠNG ỨNG VÀ ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM GIÁ TRỊ
Khi lợi thế thương mại được tính theo phương pháp tỷ lệ, để tiến hành đánh giá giảm giá trị thì điều cần thiết là phải tính lợi thế thương mại gộp, vì vậy trong cuộc đánh giá giảm giá trị, lợi thế thương mại sẽ bao gồm cả phần lợi thế thương mại không được ghi nhận ước tính dành cho NCI.
Bất kỳ khoản tiền nào ghi giảm vào lợi thế thương mại được ghi nhận sẽ chỉ xác định cho công ty mẹ mà không ảnh hưởng đến NCI.
Nếu khoản lỗ giảm giá trị vượt quá số tiền được phân bổ dựa trên lợi thế thương mại được ghi nhận và ước tính thì phần dư ra sẽ được phân bổ vào các tài sản khác trên cơ sở tỷ lệ. Khoản lỗ này sẽ được chia sẻ giữa công ty mẹ và NCI theo tỷ lệ mà họ đã sử dụng để phân chia lãi/lỗ.
Xem xét ví dụ về đánh giá giảm giá trị đối với lợi thế thương mại THEO TỈ LỆ
Vào cuối năm, một cuộc đánh giá giảm giá trị đang được thực hiện ở một công ty con sở hữu 60%. Vào ngày đánh giá, giá trị sổ sách của tài sản ròng của công ty con là 250 đô la Mỹ và lợi thế thương mại của công ty mẹ 300 đô la Mỹ và giá trị có thể thu hồi của công ty con 700 đô la Mỹ.
Yêu cầu
Xác định kết quả của cuộc đánh giá giảm giá trị.
Lời giải
Để đánh giá giảm giá trị cho lợi thế thương mại tương ứng, điều cần thiết đầu tiên là phải tính tổng giá trị lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mại | Tổng | Lợi thế thương mại bao gồm phần không được ghi nhận ước tính của NCI |
$300 x | 100/60 = | $500 |
Bây giờ, với mục đích đánh giá suy giảm giá trị, lợi thế thương mại trị giá 500 đô la Mỹ cùng với tài sản ròng là 250 đô la Mỹ sẽ tạo thành giá trị sổ sách của đơn vị tạo tiền.
Đánh giá giảm giá trị
Giá trị sổ sách | ||
Tài sản ròng | $250 | |
Lợi thế thương mại | $500 | |
$750 | ||
Giá trị có thể thu hồi | ($700) | |
Lỗ giảm giá trị | $50 |
Khoản lỗ giảm giá trị này không vượt quá tổng giá trị lợi thế thương mại được ghi nhận . Các tài sản khác không bị giảm giá trị. Vì lợi thế thương mại chỉ xác định cho công ty mẹ nên khoản lỗ giảm giá trị sẽ không ảnh hưởng đến NCI.
Chỉ có phần vốn góp của công ty mẹ trong khoản lỗ giảm giá trị lợi ích thương mại mới được ghi nhận, tức là 60% x 50 đô la Mỹ = 30 đô la Mỹ.
Khoản lỗ giảm giá trị sẽ được sử dụng để ghi giảm lợi thế thương mại, do đó tài sản vô hình – lợi thế thương mại xuất hiện trong báo cáo tài chính của tập đoàn sẽ là 270 đô la Mỹ ($ 300 – $ 30).
Trong bảng cân đối kế toán của tập đoàn, lợi nhuận tích lũy sẽ bị giảm 30 đô la Mỹ. Không có tác động nào đến NCI.
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tập đoàn, khoản lỗ giảm giá trị 30 đô la Mỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động. Không có tác động nào đến NCI.
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI GỘP VÀ ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM GIÁ TRỊ
XEM XÉT VÍ DỤ VỀ ĐÁNH GIÁ GIẢM GIÁ TRỊ CỦA LỢI THẾ THƯƠNG MẠI GỘP.
Vào cuối năm, một cuộc đánh giá giảm giá trị đang được thực hiện trên một công ty con sở hữu 80%. Tại ngày đánh giá, giá trị sổ sách của tài sản ròng là 400 đô la Mỹ và tổng giá trị lợi thế thương mại là 300 đô la Mỹ (trong đó 40 đô la Mỹ là của NCI) và giá trị có thể thu hồi của công ty con 500 đô la Mỹ.
Yêu cầu
Xác định kết quả của cuộc đánh giá giảm giá trị.
Lời giải
Việc đánh giá giảm giá trị của lợi thế thương mại thực chất là việc đánh giá giảm giá trị của tài sản ròng của công ty con và lợi thế thương mại của nó, cùng với việc tạo ra một đơn vị tạo tiền để xác định giá trị có thể thu hồi.
Đánh giá giảm giá trị
Giá trị sổ sách | |
Tài sản ròng | $400 |
Lợi thế thương mại | $300 |
$700 | |
Giá trị có thể thu hồi | $500 |
Lỗ giảm giá trị | $200 |
Khoản lỗ giảm giá trị sẽ được sử dụng để ghi giảm lợi thế thương mại, do đó tài sản vô hình – lợi thế thương mại sẽ xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của tập đoàn là 100 đô la Mỹ ($ 300 – $ 200).
Trong phần vốn chủ sở hữu của bảng cân đối kế toán tập đoàn, lợi nhuận lũy kế sẽ bị giảm phần vốn góp của công ty mẹ của khoản lỗ giảm giá trị lợi thế thương mại gộp là 160 đô la Mỹ (80% x 200 đô la Mỹ) và NCI giảm xuống theo tỷ lệ của NCI, bằng 40 đô la Mỹ (20% x 200 đô la Mỹ).
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khoản lỗ giảm giá trị 200 đô-la sẽ được tính vào chi phí hoạt động. Do khoản lỗ suy giảm giá trị liên quan đến lợi thế thương mại gộp của công ty con nên nó sẽ làm giảm NCI trong lợi nhuận năm của công ty con với giá trị 40 đô la Mỹ (20% x 200 đô la Mỹ).
NHẬN XÉT
Trước đây, có thể bạn đã từng lưu ý đến vấn đề bất thường liên quan đến việc hạch toán kế toán của lợi thế thương mại gộp và các khoản lỗ giảm giá trị của NCI. Lợi thế thương mại của NCI trong ví dụ này là 40 đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là lợi thế thương mại lớn hơn 40 đô la Mỹ nếu nó đã được đo lường theo phương pháp tỷ lệ; tương tự, NCI cũng lớn hơn 40 đô la Mỹ khi được đo lường tại mức giá trị hợp lý khi được mua.
Việc chia tách lợi thế thương mại gộp giữa những gì thuộc về công ty mẹ và những gì thuộc về NCI được xác định bởi các giá trị tương đối của NCI khi mua lại với chi phí đầu tư của công ty mẹ. Tuy nhiên, khi phân bổ các khoản lỗ suy giảm giá trị lợi thế thương mại thì những khoản lỗ này được phân bổ theo tỷ lệ thông thường mà công ty mẹ và NCI đã sử dụng để phân chia lãi/lỗ, trong trường hợp này là 80% / 20%.
Điều này giải thích một hiện tượng kỳ lạ là trong khi NCI chỉ được phân bổ 40 đô la Mỹ trong tổng lợi nhuận gộp là 300 $ và khi lợi thế thương mại gộp bị giảm tới 200USD (tức 2/3 giá trị của nó) thì NCI bị tính 40 đô la Mỹ khoản lỗ, đây là toàn bộ giá trị lợi thế thương mại của NCI.