Trung tâm Đào tạo Vietsourcing

Bạn đang kinh doanh online và đôi khi có thể cảm thấy bối rối trước vô số các loại thuế cần phải hiểu và áp dụng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về các loại thuế này là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Không phải tất cả những trường hợp cá nhân đang kinh doanh online cũng sẽ đều phải nộp thuế, nó sẽ căn cứ vào doanh thu bạn nhận được khi tiến hành hoạt động sản xuất, buôn bán của mình theo quy định của pháp luật. Đối với những cá nhân phải nộp theo phương pháp khoán tức là có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại tất cả các lĩnh vực, ngành nghề (trừ các trường hợp theo hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 theo thông tư 92/2015/TT-BTC) sẽ nộp những loại thuế, phí dưới đây:

Thuế môn bài

Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là khoản được nộp định kỳ theo năm, đối với các cá nhân kinh doanh nói chung và cá nhân kinh doanh online nói riêng mức phí này sẽ được tính như sau:

• Đối với doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/năm mức đóng sẽ là 300.000 đồng/năm
• Đối với doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm mức đóng sẽ là 500.000 đồng/năm
• Đối với doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên mức đóng sẽ là 1 triệu đồng/năm

Thuế môn bài

Thuế môn bài

Riêng đối với những cá nhân có hoạt động buôn bán không thường xuyên, địa điểm không cố định hoặc doanh thu của bạn chưa đạt đến mức 100 triệu đồng/năm thì sẽ được miễn đóng lệ phí môn bài. Đối với các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể sẽ phải nộp lệ phí môn bài được phân chia thành 6 mức khác nhau ứng với từng trường hợp cụ thể.

Thuế thu nhập cá nhân

Đây chính là một trong hai loại thuế phải nộp theo phương pháp khoán khi doanh thu của bạn đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Khoản phí này được quy định sẽ nộp theo tháng, theo quý với tỷ lệ thuế được quy định cho các trường hợp bán hàng online riêng. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ được tính theo công thức như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X Tỷ lệ thuế TNCN

Thuế TNCN

Thuế TNCN

Trong đó:
• Doanh thu tính thuế TNCN: sẽ được tính là doanh thu của toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ được phát sinh trong kỳ tính thuế đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân. Trong trường hợp cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của của cơ quan thuế, lúc này doanh thu tính thuế TNCN sẽ được tính toán theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Còn lại, với những cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán, không xác định được tính phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế thì các cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền ấn định mức theo quy định ban hành.

• Tỷ lệ thuế TNCN: Bán hàng online dù được diễn ra trên nền tảng nào thì vẫn là hoạt động kinh doanh, giao dịch phát sinh ra doanh thu, lợi nhuận nên sẽ áp dụng tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% để tính.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi với các tên khác là thuế VAT là một trong 3 loại thuế mà các cá nhân sẽ cần phải đóng khi hoạt động kinh doanh online khi doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) bạn chỉ cần áp dụng theo nguyên tắc như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Thuế GTGT

Thuế GTGT

Trong đó:

• Doanh thu tính thuế GTGT: Sẽ bao gồm toàn bộ doanh thu từ hoạt động bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh, tiền hoa hồng,… được tạo ra trong kỳ tính thuế từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán nói chung. Trường hợp các nhân nộp thuế khoán có hóa đơn của cơ quan thuế, không có, không xác định được hoặc phù hợp với thực tế cũng sẽ được quy định tính như trong trường hợp thuế TNCN như phần trên.

• Tỷ lệ thuế GTGT: Như đã nhắc đến ở phần trên, hầu hết các mặt hàng, dịch vụ thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải chịu thuế GTGT chỉ trừ một số mặt hàng đặc thù khác. Theo đó với hoạt động kinh doanh cá nhân như bán hàng online với doanh thu đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng tỷ lệ thuế GTGT là 1%.

__________

Trung Tâm Đào Tạo Vietsourcing
📞 Hotline : 0943 428 998
📧 Email : edu@vietsourcing.com
Total Views: 325 ,