Khả năng phân tích báo cáo tài chính bằng cách sử dụng các tỷ lệ và tỷ lệ phần trăm để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức là một kỹ năng sẽ được kiểm tra trong nhiều kỳ thi của ACCA. Kỹ năng này cũng sẽ được sử dụng thường xuyên bởi học viên trong công việc tương lai sau này.
Giáo trình FMA/MA giới thiệu cho thí sinh cách đo lường hiệu quả hoạt động và yêu cầu thí sinh có khả năng ‘Thảo luận và tính toán các thước đo hiệu quả tài chính và các thước đo phi tài chính’. Bài viết này sẽ tập trung vào các thước đo hiệu quả tài chính và sẽ trình bày chi tiết các kỹ năng và kiến thức mà các thí sinh mong đợi trong kỳ thi FMA/MA.
Các ứng viên FMA/MA được kỳ vọng có thể tính toán các tỷ lệ kế toán chính, biết những gì họ đo lường và giải thích ý nghĩa của các giá trị cụ thể. Các tỷ lệ có thể được phân loại thành bốn tiêu đề: khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hoạt động (hiệu quả) và đòn bẩy.
Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời, như tên gọi, đo lường khả năng mang lại lợi nhuận của tổ chức. Lợi nhuận là điều cần thiết để mang lại cho các nhà đầu tư khoản tiền lời mà họ yêu cầu và để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Năm tỷ lệ thường được sử dụng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) = (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (PBIT) ÷ Vốn sử dụng) x 100 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = (Lợi nhuận sau lãi và thuế ÷ tổng vốn chủ sở hữu) x 100% Biên lợi nhuận hoạt động = (PBIT÷ Doanh thu) x 100%
Vòng quay tài sản = Doanh thu ÷ Vốn sử dụng
Biên lợi nhuận gộp= (Lợi nhuận gộp ÷ Doanh thu) x100%
Tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE)/ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỉ suất sinh lời trên vốn sử dụng (đôi khi được gọi là lợi tức đầu tư hoặc ROI) đo lường lợi nhuận kiếm được từ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Các ứng viên đôi khi bối rối về việc sử dụng con số lợi nhuận và vốn sử dụng. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (PBIT), cũng có thể được gọi là lợi nhuận hoạt động. Điều này thể hiện lợi nhuận có sẵn để trả lãi cho các chủ nợ và cổ tức cho các cổ đông. Do đó, được so sánh với nợ dài hạn và vốn cổ phần đầu tư vào doanh nghiệp. Vốn sử dụng có thể được tính bằng (nợ dài hạn + tổng vốn chủ sở hữu) hoặc (tổng tài sản – nợ ngắn hạn). Theo logic tương tự, nếu chúng ta muốn tính lợi nhuận trên số cổ đông phổ thông, chúng ta sẽ sử dụng lợi nhuận sau lãi vay và thuế chia cho tổng vốn chủ sở hữu.
Lợi tức trên vốn là khoản thưởng cho các nhà đầu tư về những rủi ro mà họ chấp nhận khi đầu tư vào công ty. Nói chung, ROCE hoặc ROE càng cao thì càng tốt cho các nhà đầu tư. Nó nên được so sánh với lợi nhuận mang lại cho các nhà đầu tư từ các khoản đầu tư thay thế có rủi ro tương tự.
Biên lợi nhuận hoạt động
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (đôi khi được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng) xem xét lợi nhuận hoạt động kiếm được dưới dạng phần trăm doanh thu. Nói một cách đơn giản, tỉ số này càng cao càng tốt. Hiệu suất kém thường được giải thích là do giá quá bán thấp hoặc chi phí (chi phí bán hàng hoặc chi phí chung) quá cao.
Vòng quay tổng tài sản
Đo lường khả năng của tạo ra doanh thu từ vốn được sử dụng của doanh nghiệp. Nói chung, càng cao càng tốt, nhưng trong các ví dụ sau này, bạn sẽ xem xét các vấn đề do đầu tư vào kinh doanh quá mức gây ra (điều hành một doanh nghiệp ở mức độ không bền vững bằng việc sử dụng vốn không hợp lý). Thông thường vòng quay tài sản cao đi kèm với lợi nhuận bán hàng thấp và ngược lại. Các nhà bán lẻ thường có vòng quay tài sản cao đi kèm với tỷ suất lợi nhuận thấp.
Tỷ lệ ROCE và tỷ suất lợi nhuận hoạt động thường được xem xét cùng với tỷ lệ sinh lời của tài sản. Chúng được xem xét cùng một lúc vì:
ROCE | = Biên lợi nhuận hoạt động | x Vòng quay tổng tài sản |
PBIT ÷ Vốn sử dụng | = PBIT ÷ Doanh thu | x Doanh thu ÷ Vốn sử dụng |
Mối quan hệ này có thể hữu ích trong việc tính toán khi làm bài thi. Ví dụ: nếu bạn được biết rằng một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 5% và vòng quay tài sản là 2, thì ROCE của doanh nghiệp đó sẽ là 10% (5% x 2). Điều đó có nghĩa là bất kỳ thay đổi nào trong ROCE đều có thể được giải thích bằng sự thay đổi về tỷ suất lợi nhuận hoạt động hoặc thay đổi về tỉ lê sinh lời của tài sản hoặc cả hai.
Thanh khoản
Tính thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của tổ chức. Hai tỷ lệ thường được sử dụng:
Hệ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh = (tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho) ÷ nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện tại so sánh các khoản nợ đến hạn trong năm với số dư tiền và các tài sản sẽ chuyển thành tiền trong năm. Nó đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Theo truyền thống, về lý thuyết tỷ lệ này nên vượt quá 1:1. Tuy nhiên, để một công ty có thể đáp ứng các khoản nợ của mình một cách an toàn, tỷ lệ này có thể vượt quá 2:1, tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện hành có thể chấp nhận được khác nhau giữa các ngành và nhiều công ty hoạt động an toàn ở mức dưới 2:1.
Với hệ số thanh toán hiện hành không phải là càng cao thì càng tốt. Nó có thể chỉ ra rằng một công ty đầu tư quá nhiều vào thanh khoản. Tiền thường được mô tả là ‘tài sản nhàn rỗi’ vì không sinh lời và việc dự trữ quá nhiều tiền được coi là lãng phí. Một tỷ lệ cao cũng có thể chỉ ra rằng công ty không tận dụng đủ nguồn tài chính ngắn hạn giá rẻ.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh cho rằng hàng tồn kho thường mất nhiều thời gian để chuyển đổi thành tiền. Do đó, loại trừ giá trị hàng tồn kho khỏi tài sản lưu động. Trong thực tế, hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh của công ty nên được xem xét cùng với dòng tiền hoạt động của công ty. Một dòng tiền lành mạnh thường sẽ bù đắp cho tỷ lệ thanh khoản yếu.
Tỷ lệ hoạt động
Các tỷ lệ này có thể được gọi là tỷ lệ hoạt động hoặc tỷ lệ hiệu quả, tỷ lệ vốn lưu động: Kỳ thu hồi khoản phải thu = khoản phải thu ÷ doanh số bán chịu × 365 ngày
Thời gian lưu kho bình quân = hàng tồn kho ÷ giá vốn hàng bán × 365 ngày
Kỳ thanh toán khoản phải trả = khoản phải trả ÷ mua chịu (hoặc giá vốn hàng bán) × 365 ngày
Các tỷ số hoạt động đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các khoản mục trên báo cáo tình hình tài chính thành tiền mặt hoặc doanh thu. Nó đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản.
Kỳ thu hồi khoản phải thu
Nếu một công ty có các khoản phải thu bình quân là 20.000 đô la trên doanh thu bán chịu hàng năm là 40.000 đô la, thì trung bình 50% doanh thu bán chịu hàng năm không được thu hồi. Nếu doanh số bán chịu trải đều trong năm, thì con số này chiếm 50% doanh số của một năm, tương đương với 183 ngày, để có thể thu tiền mặt từ khách hàng. ($20.000/$40.000 ÷ 365 ngày = 183 ngày). Vì mục đích thanh khoản, tiền được thu càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, nhìn chung, thời hạn trả nợ của khách hàng càng dài thì mức độ nợ khó đòi càng cao. Tuy nhiên, quá nhiều áp lực buộc khách hàng phải thanh toán nhanh chóng có thể làm giảm khả năng tạo doanh thu của công ty.
Thời gian lưu giữ hàng tồn kho
Điều này được tính theo cách rất giống với thời gian thu hồi các khoản phải thu. Nó đo lường thời gian công ty lưu giữ hàng tồn kho trước khi được bán. Vì mục đích thanh khoản, khoảng thời gian này càng ngắn càng tốt, vì ít tiền tồn đọng trong hàng tồn kho hơn. Ngoài ra, thời gian lưu giữ hàng tồn kho dài có thể dẫn đến hàng tồn kho lỗi thời. Mặt khác, quá ít hàng tồn kho có thể dẫn đến ngừng sản xuất và khách hàng không hài lòng.
Kỳ thanh toán các khoản phải trả
Điều này cũng được tính theo cách tương tự như thời gian thu hồi các khoản phải thu. Bởi vì số liệu mua chịu thường không có sẵn cho các nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp, giá vốn hàng bán thường được sử dụng như một phép tính gần đúng. Kỳ thanh toán các khoản phải trả đo lường lượng thời gian trung bình cần thiết để thanh toán cho nhà cung cấp. Thời hạn thanh toán dài là tốt cho tính thanh khoản của công ty nhưng có thể làm hỏng mối quan hệ với nhà cung cấp.
Hệ số đòn bảy
Ba hệ số thường được sử dụng.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = nợ dài hạn ÷ quỹ cổ đông phổ thông x 100%
Tỷ lệ nợ trên nợ + vốn chủ sở hữu = nợ dài hạn ÷ (quỹ cổ đông phổ thông + nợ dài hạn) x 100% Hệ số lãi vay = lợi nhuận hoạt động ÷ chi phí tài chính
Hệ số nợ
Hệ số đòn bẩy xem xét tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Một hệ số vay nợ cao là rủi ro vì trả lãi và trả vốn là nghĩa vụ pháp lý và bắt buộc phải được đáp ứng nếu công ty muốn tránh mất khả năng thanh toán. Mặt khác, việc thanh toán cổ tức hàng năm không phải là một nghĩa vụ pháp lý. Bất chấp những rủi ro, vay nợ rất hấp dẫn đối với các công ty vì người cho vay chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các nhà đầu tư vốn cổ phần do vị thế được đảm bảo của họ. Ngoài ra, các khoản thanh toán lãi, không giống như cổ tức vốn chủ sở hữu, được khấu trừ thuế.
Mức độ đòn bẩy rất khác nhau giữa các ngành. Các công ty đòi hỏi đầu tư cao vào tài sản hữu hình thường được định hướng có hệ số này cao. Do đó, rất khó để khái quát hóa về thời điểm đòn bẩy vốn quá cao. Tuy nhiên, hầu hết các kế toán đều đồng ý rằng đòn bẩy quá cao khi tỷ lệ nợ vượt quá tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Hệ số lãi suất
Hệ số này xem xét số lần lợi nhuận hoạt động của công ty vượt quá số tiền lãi phải trả. Con số càng cao, càng có nhiều khả năng một công ty có thể đáp ứng các khoản thanh toán chi phí lãi của họ và thường lớn hơn ba được coi là an toàn.