Tính toán dòng tiền
Dòng tiền là các khoản thu được (tức là dòng tiền vào) và do đó được biểu thị dưới dạng số dương trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoặc các khoản thanh toán (tức là dòng tiền ra) được biểu thị dưới dạng số âm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dòng tiền thường được tính toán dựa trên việc cân bằng một tài khoản (là số thiếu cần tìm). Ví dụ: khi số dư đầu kỳ của một khoản mục tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu được đối chiếu với số dư cuối kỳ bằng cách sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và/hoặc các doanh nghiệp thuyết minh bổ sung, con số dung để cân đối thường là dòng tiền.
Thông thường phải tính toán dòng tiền liên quan đến tiền thuế đã trả (là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh), khoản thanh toán để mua bất động sản, nhà máy và thiết bị (PPE) (là dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư) và cổ tức đã trả (là dòng tiền từ hoạt động tài chính). Các ví dụ sau minh họa cả ba trường hợp này.
VÍ DỤ 1 – Tính khoản thuế đã nộp
Công ty Crombie có nghĩa vụ thuế là 500 đô la vào ngày 1 tháng 1 năm 20X1. Thuế phải nộp vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1 là 900 đô la và thuế được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là 1.000 đô la.
Yêu cầu: Tính thuế mà Crombie Co đã nộp cho năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1. Lời giải:
Cần phải đối chiếu nghĩa vụ thuế đầu kỳ với nghĩa vụ thuế cuối kỳ để tìm dòng tiền chi ra như một số cân đối.
Số dư đầu kỳ Ngày 1 tháng 1 năm 20X1 | 500 | Dư có |
Thuế phát sinh cho năm 20X1 | 1.000 | Thuế được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khoản ghi nợ được tính là chi phí trong báo cáo lãi lỗ và ghi có vào tài khoản thuế phải trả phản ánh mức tăng nghĩa vụ thuế |
Tổng | 1.500 | Tổng thể hiển thị số tiền phải tính thuế vào ngày báo cáo |
Thuế đã nộp | (600) | Đây là con số cân bằng và giải thích lý do tại sao số thuế phải nộp cuối năm thực tế lại nhỏ hơn tổng số bên trên. |
Số dư cuối kỳ tại ngày 31 tháng 12 năm 20X1 | 900 | Đây là số dư cuối kỳ của tài khoản thuế phải trả |
Kỹ thuật đơn giản là lấy số dư đầu kỳ của một tài khoản (trong trường hợp này là thuế phải trả) và cộng (hoặc trừ) các giao dịch không sử dụng tiền làm cho tài khoản đó thay đổi, sau đó tìm ra chi hoặc thu tiền bằng số liệu cân đối, sau khi khớp với sổ cuối kỳ.
VÍ DỤ 2 – Tính toán các khoản thanh toán để mua PPE
Vào ngày 1 tháng 1 năm 20X1, Crombie Co có các tài sản cố định (PPE) với giá trị còn lại là 10.000 đô la. Giá trị còn lại của PPE vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1 là 30.000 USD. Trong năm, khoản khấu hao được tính là 2.000 đô la, thặng dư do đánh giá lại là 6.000 đô la đã được ghi nhận và có một tài sản giá trị còn lại là 1.500 đô la đã được bán với giá 2.000 đô la.
Yêu cầu: Tính số tiền mà Công ty Crombie đã trả để mua tài sản PPE mới trong năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1.
Lời giải
Chúng ta lấy số dư đầu kỳ của PPE và dựa theo số dư cuối kỳ bằng cách điều chỉnh theo những thay đổi phát sinh trong kỳ mà không phải là dòng tiền. Con số cân bằng là số tiền đã trả để mua PPE mới.
Số dư đầu kỳ tại ngày 1 tháng 1 năm 20X1 | 100.000 | Dư nợ |
Khấu hao | (2.000) | Khấu hao làm giảm giá trị ghi sổ của PPE mà không phải là dòng tiền. Bút toán khấu hao là ghi nợ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phản ánh chi phí và ghi có vào tài sản để phản ánh mức hao mòn của nó. |
Thặng dư đánh giá lại tài sản | 6.000 | Đánh giá lại làm tăng PPE mà không phải là dòng tiền. Bút toán kép là ghi có vào thặng dư đánh giá lại và ghi nợ tài sản để phản ánh sự gia tang. |
Thanh lý | (1.500) | Giá trị ghi sổ của PPE đã được thanh lý làm giảm PPE, do đó ghi có vào tài khoản tài sản, sau đó được ghi nợ trong tài khoản thanh lý |
_____ | ||
Tổng số | 12.500 | Tổng thể hiện số dư của PPE nếu không có PPE nào được mua bằng tiền mặt |
Dòng tiền chi ra để mua PPE | 17.500 | Con số cân bằng này giải thích lý do tại sao PPE thực tế vào ngày báo cáo lại lớn hơn tổng phụ |
_____ | ||
Số dư cuối kỳ vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1 | 30.000 | Số dư mang sang kỳ sau |
_____ |
Lưu ý rằng tiền thu được từ việc thanh lý PPE ($2.000) sẽ được trình bày riêng dưới dạng dòng tiền dương trong hoạt động đầu tư. Lợi nhuận từ việc thanh lý PPE là $500 ($2.000 – $1.500) sẽ được điều chỉnh là một khoản thu không phải bẳng tiền mặt trong các hoạt động kinh doanh
VÍ DỤ 3 – Tính toán cổ tức đã trả
Vào ngày 1 tháng 1 năm 20X1, Crombie Co có lợi nhuận giữ lại là 5.000 đô la. Lợi nhuận trong năm là $4.500 và lợi nhuận được giữ lại vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1 là $7.000.
Yêu cầu: Tính cổ tức được trả bởi Crombie Co trong năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 20X1. Giải pháp
Số dư đầu kỳ tại ngày 1 tháng 1 năm 20X1 | 5.000 | Dư có |
Lợi nhuận cho năm 20X1 | 4.500 | Lợi nhuận trong năm là một khoản ghi có và làm tăng lợi nhuận được giữ lại |
_____ | ||
Tổng | 9.500 | Tổng thể hiển thị số dư trên thu nhập được giữ lại nếu không có cổ tức nào được trả lại |
Dòng tiền chi ra – cổ tức đã trả | (2.500) | Con số cân đối về cổ tức được trả lại này giải thích tại sao lợi nhuận giữ lại cuối năm thực tế là 7.000 đô la thay vì 9.500 đô la |
_____ | ||
Số dư cuối kỳ tại ngày 31 tháng 12 năm | 7.000 |
20X1 | ||
_____ |
Như trước đây, để tính toán dòng tiền – trong trường hợp này là cổ tức đã được trả– chúng ta có thể đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ – trong trường hợp này sử dụng tài khoản thu nhập giữ lại. Công việc này thực chất là trích xuất từ báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Phân loại dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ IAS 7 yêu cầu đơn vị trình bày dòng tiền tiền như một phần không thể tách rời của báo cáo tài chính chính. Báo cáo lưu chuyển loại tiền tệ phân loại và trình bày các dòng tiền theo ba tiêu đề:
(i) Hoạt động kinh doanh;
(ii) Hoạt động đầu tư;
(iii) Hoạt động tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được trình bày theo hai cách khác nhau. Đầu tiên là phương pháp trực tiếp cho thấy các dòng tiền thực tế từ các hoạt động kinh doanh – ví dụ, các khoản thu từ khách hàng và các khoản thanh toán cho nhà cung cấp và nhân viên. Thứ hai là phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế. Cả hai phương pháp này, số tiền đã chi được trình bày dưới dạng dòng tiền được khấu trừ từ tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh để tạo ra tiền thuần từ hoạt động kinh doanh “Both of these methods, the amount spent is presented as cash flow deducted from cash generated from operating activities to generate net cash from operating activities”.
Dòng tiền hoạt động đầu tư là dòng tiền liên quan đến tài sản dài hạn, bao gồm cả các khoản đầu tư. Ví dụ về dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm dòng tiền chi ra khi mua tài sản (PPE), tiền thu được từ việc thanh lý tài sản dài hạn và bất kỳ khoản tiền nào nhận được từ các khoản mà doanh nghiệp đi đầu tư.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính liên quan đến các luồng tiền phát sinh từ cách thức đơn vị tài trợ nguồn tài chính. Doanh nghiệp có thể được tài trợ bằng cách kết hợp tiền từ các khoản vay (nợ) và tiền từ các cổ đông (vốn chủ sở hữu). Ví dụ về dòng tiền từ các hoạt động tài chính bao gồm tiền nhận được từ các khoản vay mới hoặc tiền chi cho việc trả nợ. Bao gồm các dòng tiền liên quan đến cổ đông dưới hình thức thu tiền sau khi phát hành cổ phiếu mới hoặc tiền cổ tức chi ra cho họ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
Như đã lưu ý ở trên, IAS 7 cho phép hai cách khác nhau để báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp là trực quan có nghĩa là báo cáo lưu chuyển tiền tệ bắt đầu với nguồn gốc của dòng tiền hoạt động. Bao gồm các khoản thu tiền của khách hàng. Dòng tiền hoạt động kinh doanh là các khoản thanh toán tiền lương, cho các nhà cung cấp và các khoản chi hoạt động khác đã được trừ đi.
Phương pháp gián tiếp bắt đầu với lợi nhuận trước thuế thay vì từ tiền. Lợi nhuận trước thuế sau đó được đối chiếu với dòng tiền mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là các số liệu ở đầu báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoàn toàn không phải là luân chuyển thực tế của dòng tiền, sau đó lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh cho các khoản thu nhập và chi phí đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng không phải là dòng tiền thu vào hoặc dòng tiền chi ra. Ví dụ: khấu hao và khoản lỗ khi thanh lý tài sản dài hạn phải được cộng lại và thu nhập không bằng tiền như thu nhập từ các khoản đầu tư và lợi nhuận khi thanh lý tài sản dài hạn phải được trừ
Những thay đổi về vốn lưu động (tức là hàng tồn kho, phải thu hàng của khách hàng và phải trả nhà cung cấp) không ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và do đó cần phải điều chỉnh. Ví dụ, việc tăng mức tồn kho và các khoản phải thu sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế nhưng sẽ có tác động ảnh hưởng giảm đến dòng tiền của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình đối chiếu, khoản tăng hàng tồn kho và phải thu của khách hàng hàng được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Ngược lại, việc giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu được cộng vào lợi nhuận trước thuế. Điều chỉnh ngược lại được áp dụng cho các khoản phải trả.
Đối với mỗi biến động của vốn lưu động, bạn phải xem xét dữ liệu đó có tác động tăng hay giảm đến dòng tiền đối với doanh nghiệp. Nếu tác động là tăng, thì sẽ cộng vào lợi nhuận trước thuế, nếu tác động giảm, thì sẽ được trừ ra.
Cuối cùng là các khoản thanh toán cho thuế và lãi được trình bày.
Ví dụ sau minh họa cả phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
VÍ DỤ 4 – Phương pháp trực tiếp và gián tiếp
Trích lục báo cáo tài chính như sau
Lợi nhuận hoạt động | 80.000 |
Thu nhập từ hoạt động đầu tư | 12.000 |
Chi phí tài chính | (10.000) |
Lợi nhuận trước thuế | 82.000 |
Thuế | (32.000) |
Lợi nhuận sau thuế | 50.000 |
Thu nhập toàn diện khác | ||
Thặng đánh giá lại | 40.000 | |
Tổng thu nhập toàn diện | 90.000 | |
Số dư cuối kỳ $ | Số dư đầu kỳ $ | |
Tài sản lưu động | ||
Hàng tồn kho | 30.000 | 25.000 |
Khoản phải thu | 20.000 | 26.000 |
Nợ ngắn hạn | ||
Khoản phải trả | 14.000 | 11.000 |
Thông tin bổ sung
Trong năm, khấu hao tài sản cố định hữu hình 50.000 đô la và khấu hao tài sản cố định vô hình 40.000 đô la đã được tính vào báo cáo lãi/lỗ.
Tiền thu từ khách hàng, bao gồm cả tiền bán hàng là 800,000 đô la. Số tiền trả cho nhà cung cấp và nhân viên là 626,000 đô la.
Tiền lãi đã trả là 12.000 đô la và tiền thuế đã trả là 13.000 đô la.
Yêu cầu:
(a) Lập báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp . (b) Lập báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp .
Lời giải:
(a) Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp tương đối đơn giản ở chỗ tất cả dữ liệu đều là các dòng tiền, vì vậy đây là trường hợp liệt kê các khoản thu là dương và các khoản thanh toán – chi ra là âm.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh – Phương pháp trực tiếp $ | |
Thu tiền của khách hàng | 800.000 |
Tiền trả cho nhà cung cấp và nhân viên | (400.000) |
Tiền phát sinh từ hoạt động | 174.000 |
Tiền lãi đã trả | (12.000) |
Thuế đã trả | (13.000) |
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 149.000 |
Lưu ý rằng thông tin bổ sung trong ví dụ này nêu các số liệu liên quan đến các khoản thu tiền từ khách hàng và tiền trả cho nhà cung cấp và nhân viên. Bạn có thể cần xác định rõ những mục này bằng cách sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính và thông tin bổ sung được cung cấp trong câu hỏi.
(b) Phương pháp gián tiếp
Khi chúng ta bắt đầu với lợi nhuận trước thuế trong phương pháp gián tiếp, phải cộng lại tất cả các khoản chi phí không bằng tiền, khấu trừ thu nhập không bằng tiền và điều chỉnh thay đổi trong vốn lưu động. Sau đó là dòng tiền thực tế đã chi của khoản thuế và lãi. Hiểu rõ về định dạng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là chìa khóa để giải quyết thành công những câu hỏi này.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh – Phương pháp gián tiếp $ | |
Lợi nhuận trước thuế | 82.000 |
Thu nhập từ hoạt động đầu tư | (12.000) |
Chi phí tài chính | 10.000 |
Khấu hao tài sản cố định hữu hình | 50.000 |
Khấu hao tài sản cố định vô hình | 40.000 |
Tăng hàng tồn kho (30.000 – 25.000) | (5.000) |
Giảm các khoản phải thu (20.000 – 26.000) | 6.000 |
Tăng các khoản phải trả (14.000 – 11.000) | 3.000 |
Tiền phát sinh từ hoạt động | 174.000 |
Tiền lãi đã trả | (12.000) |
Tiền thuế đã trả | (13.000) |
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 149.000 |
Lưu ý rằng, bất kể phương pháp nào được sử dụng kết quả là như nhau đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.